Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hoà. Đến giữa thế kỉ XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại lục tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp đã chia Nam Kỳ thành bốn khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bắt Xắc. Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn, trong đó vùng đất phía Đông thuộc tiểu khu Biên Hoà, vùng đất phía Tây Nam và phía Nam thuộc tiểu khu Thủ Dầu Một. Năm 1889, thực dân Pháp Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hoà. Đến giữa thế kỉ XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại lục tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp đã chia Nam Kỳ thành bốn khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho,Vĩnh Long, Bắt Xắc đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hoà và Thủ Dầu Một, tồn tại cho đến sau Hiệp định Geneve 1954 mà không có sự thay đổi nào đáng kể.
Từ năm 1956, chính quyền Sài Gòn thiết lập một số tỉnh mới ở miền Nam. Trong đó, có hai tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh Bình Phước ngày nay.
Ngày 30-01-1971, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập Phân khu Bình Phước. Cuối 1972, Phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập.
Sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, để đáp ứng nhu cầu phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội, ngày 02-07-1976 tại Kỳ họp thứ I Quốc hội khoá VI, Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm Thủ Dầu Một, Bình Phước và 03 xã thuộc Thủ Đức (Tp.HCM), chia thành 07 huyện, thị và 01 thị xã. Tháng 02/1978, huyện Bình Long được chia thành 02 huyện: Bình Long và Lộc Ninh. Năm 1988, huyện Phước Long chia thành 02 huyện: Phước Long và Bù Đăng.
Ngày 01-01-1997, tỉnh Bình Phước được tái lập gồm 05 huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé là: Đồng Phú, Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long và Bù Đăng
[1].
Là một tỉnh thuộc vùng
Đông Nam Bộ, Việt Nam, tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thị xã
Đồng Xoài, cách
Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km theo đường
Quốc lộ 13 và
Quốc lộ 14 và 102 km theo đường
Tỉnh lộ 741. Bình Phước nằm trong
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 260,4 km đường biên giới với
Vương quốc Campuchia trong đó 3 tỉnh biên giới gồm
Tbong Khmum,
Kratie,
Mundulkiri, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với
Tây Nguyên và
Campuchia.
Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người
X’tiêng, một số ít
người Hoa,
Khmer,
Nùng, Tày... vì vậy Bình Phước có nhiều nét văn hóa của người X’tiêng. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, lễ hội cầu mưa của người X’tiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đánh bạc bầu cua, đánh liêng tố xả láng ở điểm 2, lễ mừng lúa mới của người Kh’mer.
[3]
Dân số: Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Bình Phước đạt gần 905.300 người, mật độ dân số đạt 132 người/km²
. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 152.100 người, dân số sống tại nông thôn đạt 753.200 người. Dân số nam đạt 456.900 người, trong khi đó nữ đạt 448.400 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 13,7 ‰
.