Chủ nhật, 10/12/2023, 21:12

“3 kiêng, 1 nên” khi bé bị tay chân miệng"

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể gây biến chứng nếu không kiêng cữ, điều trị đúng. Mẹ hãy bỏ túi ngay “3 kiêng, 1 nên” trong bài viết sau đây, chắc chắn bệnh tay chân miệng của bé sẽ rất nhanh lành.

3 việc cần kiêng khi trẻ bị tay chân miệng

Các chuyên gia da liễu khuyên rằng, để bệnh tay chân miệng của con nhanh khỏi, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị, cha mẹ cần phải chú ý kiêng cữ 3 vấn đề sau cho bé:

1. Tránh để trẻ tiếp xúc với bé khác

Vì tính chất lây lan rất nhanh của bệnh tay chân miệng mà việc kiêng tiếp xúc rất quan trọng. Với những trẻ đã đi học, cha mẹ nên cho con nghỉ khoảng 2 tuần. Còn với những bé chưa đi học, hãy cho con nghỉ ngơi tại nhà và hạn chế tiếp xúc với mọi người.

 “3 kiêng, 1 nên” khi bé bị tay chân miệng - Ảnh 1.

Nên cho trẻ nghỉ ở nhà khi bị tay chân miệng

Lưu ý: Khi chăm sóc trẻ, người nhà cũng cần đeo khẩu trang và rửa tay kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh là trung gian lây bệnh.

2. Không cho trẻ dùng chung đồ chơi, vật dụng cá nhân

Bên cạnh việc kiêng tiếp xúc giữa người với người, trẻ còn cần tránh tiếp xúc với đồ chơi hoặc các vật dụng cá nhân. Các vật dụng cá nhân bao gồm: thìa, cốc, bát, đũa, khăn mặt, khăn tắm, chậu tắm,...

Lý do là bởi sau khi phát tán ra ngoài, virus tay chân miệng có thể tồn tại trong khoảng thời gian rất lâu. Vì vậy, nếu dùng đồ chơi hay vật dụng cá nhân của bé bị bệnh thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Để khắc phục điều này, cha mẹ hãy vệ sinh đồ chơi, vật dụng và những nơi trẻ đã tiếp xúc để bệnh tránh lây lan thành dịch.

3. Kiêng gãi hay chạm vào vết loét

Khi bị tay chân miệng, trẻ thường cảm thấy khó chịu và có xu hướng sờ, gãi lên da hay vết lở loét. Tuy nhiên, hành động này cần tránh tuyệt đối, tại vì sao? Chuyên gia da liễu cho biết, thao tác gãi có thể làm vỡ mụn nước, nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Trẻ càng đau thì sẽ càng quấy khóc và biếng ăn.

 “3 kiêng, 1 nên” khi bé bị tay chân miệng - Ảnh 2.

Cần kiêng gãi để không làm vỡ mụn nước

Thay vì vậy, mẹ cần giữ gìn vệ sinh cho bé sạch sẽ. Có thể dùng xà phòng và nước ấm rửa sạch vùng da bị thương tổn rồi lau khô và bôi thuốc sát khuẩn. Với các vết loét tại niêm mạc miệng, cần chọn các loại thuốc bôi có chỉ định dùng được trên vùng da này.

Biết được những điều cần tránh cho con khi bị tay chân miệng, phụ huynh cũng sẽ không còn lo lắng việc bệnh của con trở nặng hơn. Ngoài ra, để rút ngắn thời gian điều trị, cha mẹ nên có sẵn bộ đôi trong uống ngoài bôi (nội ngoại công kích). Cách này vừa giúp các vết mụn của con mau lành, vừa hỗ trợ tăng cường đề kháng để bảo vệ lâu dài cho con.


Nguồn tin: Báo Phụ nữ Việt Nam: Kiều Thành dẫn nguồn:

VĂN BẢN MỚI

141 /KH-BTV

Kế hoạch tổ chức cuộc thi trực tuyến

Thời gian đăng: 23/08/2023

lượt xem: 1086 | lượt tải:51

785/BTV-TGCS

V/v tuyên truyền Đại hội Hội Nông dân tỉnh Bình Phước lần thứ X; kỷ niệm78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Thời gian đăng: 13/08/2023

lượt xem: 117 | lượt tải:73

773/BTV-TGCS

V/v tăng cường tuyên truyền phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người

Thời gian đăng: 09/08/2023

lượt xem: 96 | lượt tải:28

772/BTV-TGCS

V/v tuyên truyền kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI

Thời gian đăng: 09/08/2023

lượt xem: 139 | lượt tải:62

756/BTV-TGCS

V/v hướng dẫn cài đặt ứng dụng “Phòng chống xâm hại trẻ em”

Thời gian đăng: 03/08/2023

lượt xem: 128 | lượt tải:62
LỊCH
TÀI LIỆU
VĂN PHONG DIEN TU
CHUYEN DOI SO
HỎI ĐAP
DỤ AN 8
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập54
  • Hôm nay7,472
  • Tháng hiện tại109,294
  • Tổng lượt truy cập5,343,265
LIÊN KẾT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây