PHÚ RIỀNG ĐỎ VÙNG ĐẤT ANH HÙNG |
Phú riềng đỏ hiện nay thuộc Làng 3, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, năm 1930 chi bộ Phú Riềng đã lãnh đạo công nhân của đồn điền cao su đấu tranh với chủ sở để chống áp bức bóc lột, phong trào đấu tranh trong công nhân lao động phát triển rất mạnh buộc bọn chủ đồn điền cao su Pháp phải nhượng bộ![]() Phú Riềng Đỏ, một địa danh trong muôn vàn địa danh lịch sử trên đất nước ta đã góp phần tô thắm thêm truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ngày nay Phú Riềng đỏ đổi mới và xây dựng nông trường Phú Riềng đổ để cải thiện kinh tế dựa trên điều kiện sẵn có của vùng đất nà |
MỘ 3.000 NGƯỜI LỊCH SỬ GHI NHỚ |
![]() Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, để muôn đời sau ghi nhớ tội ác của Mỹ, ngụy, các cấp ngành của tỉnh Sông Bé cũ đã xây dựng thành 1 khu mộ tập thể khang trang và đã được Bộ VH-TT công nhận nơi đây là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định công nhận số 666/VH-QĐ ngày 01/04/1985 vào sổ danh mục Di tích lịch sử văn hoá số 184 ngày 06/12/1989. |
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN LỘC B |
![]() Ngày nay khi đến tham quan Trường, du khách sẽ được chứng kiến nhiều mảnh bom, vết đạn còn in trên tường và nhiều mảng tường vỡ lớn được tạo ra sau các đợt B52 rải thảm. Trường Tiểu học An Lộc B nằm trong quần thể di tích – danh thắng của huyện Bình Long. Đến với Thị trấn An Lộc, huyện Bình Long thật thú vị, ngỡ ngàng khi các bạn ghé thăm Dinh Tỉnh trưởng, Thác số 4, mộ 3.000 người, Trường Tiểu học An Lộc B và thưởng ngoạn không khí trong lành trong những cánh rừng Cao su bạc ngàn nơi mảnh đất này. Kết thúc chuyến đi các bạn nhớ đừng quên mang về làm quà cho người thân một ít hạt Tiêu Bình phước. Hạt to, tròn đều, hương vị thơm đậm, cay cay là những điểm gây nên nhiều ấn tượng cho khách du lịch gần xa đến với mảnh đất thân thương này. |
Nguồn tin: phunubinhphuoc.org.vn
Ý kiến bạn đọc