Là Chủ tịch Hội Phụ nữ ở cơ sở nhiều năm, chị đã mang theo bên mình bao quyết tâm, nỗ lực vươn lên trong hành trình đầy gian nan. Đó là chị Trần Thị Thiện Thu - sinh năm 1969, hiện là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Thanh An huyện Hớn Quản, với 26 năm gắn bó với công tác Hội, 12 năm giữ vai trò Chủ tịch Hội ở cơ sở, trải qua bao thăng trầm trong cuộc sống, chị như một nhân chứng lịch sử để khắc họa lại toàn bộ những ký ức về chuỗi ngày gian khó đi lên, đó là những chuỗi ngày dài chị đã gắn bó với công tác Hội phụ nữ ở cơ sở…
Năm 1992, Chị Thu theo gia đình về lập nghiệp tại xã Thanh An, ngày đó, nơi đây là vùng đất cằn cỗi, lại có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn, và gia đình chị cũng không ngoại lệ. Năm 1997, chị bắt đầu bén duyên với công tác Phụ nữ khi được các chị trong ấp tín nhiệm và đề xuất chị làm Chi hội trưởng tại ấp.
Tuy nhiên, những khó khăn trong bất đồng ngôn ngữ mới là trở ngại lớn nhất đối với chị lúc bấy giờ. Vì Thanh An là vùng đất có số nhân khẩu là đồng bào dân tộc S’tiêng khá đông, việc vận động phụ nữ tự nguyện tham gia vào Hội phụ nữ lại càng là vấn đề nan giải. Trong một môi trường đặc thù, việc truyền đạt những chủ trương, đường lối và quy định của Nhà nước, các nhiệm vụ của Hội để đến được với người dân là vấn đề không hề đơn giản, lại phải chứng kiến nhiều hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc S’tiêng mà chị không biết làm cách nào để bà con hiểu được, chị xác định phải làm gì đó để giúp bà con mình. Nung nấu suy nghĩ ấy, nên chẳng biết từ bao giờ chị trở thành người “Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, suốt ngày đi lo chuyện “bao đồng”, hết ấp thì tới xã, hết khu vực này tới khu vực khác. Từ chuyện hàng xóm bất hòa, không ưng cái bụng của nhau, tranh chấp đất đai hay thực hiện các nghi lễ mê tín dị đoan…., chị đều có mặt để can thiệp, hòa giải. Cả những chuyện “nhà người ta” “cơm không lành, canh không ngọt”, trong không ấm, ngoài không êm, muốn bỏ nhau chị cũng không từ nan. Lúc đầu, nhiều người không ưng, không hài lòng và không nghe theo lời chị thuyết phục, nhưng không được lần này, thì chị lại đến lần khác, cứ kiên trì và chân thành vận động, giảng giải cho bà con hiểu mới thôi. Có những vụ chị phải đến 3-4 lần, mời cả gia đình, các đoàn thể trong ấp, xã đến can thiệp bà con mới nghe ra.
Bằng nhiệt huyết và cái tâm của mình, chị đã giúp cho những người phu nữ và Nhân dân nơi đây cảm nhận được những giá trị căn bản của cuộc sống, cánh cửa tri thức, hiểu biết dần rộng mở, mang theo niềm tin tươi sáng, chị lại càng thấm thía hơn những lời dạy của Bác, quyết mang những hiểu biết của mình để giúp bà con loại bỏ hủ tục, đoàn kết, cùng nhau xóa đói, giảm nghèo, xây dựng địa phương ngày một phát triển. Những chuỗi ngày “Ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” cứ thế song hành cùng với chị qua hết mùa mưa này tới mùa mưa khác, mùa nắng này tới mùa nắng khác trong năm, và những khó khăn vất vả không sao kể xiết hay đong đếm được. Năm 2000, chị chính thức giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Thanh An, sau đó tiếp tục được tín nhiệm giữ vai trò Chủ tịch Hội, những trở ngại đường sá khó khăn hay kinh phí hạn hẹp là những nỗi lo chung chứ không phải của riêng ai lúc bấy giờ. Hiểu được vấn đề đó, nên chị cùng BCH đã khắc phục những khó khăn, chị truyền lửa cho các chị em trong Hội, và cũng là tự củng cố niềm tin cho chính bản thân mình. Dấu vết thời gian in hằn trên mái tóc của chị, nhưng chị vẫn vậy, luôn nhiệt huyết và miệt mài với với công việc, chưa bao giờ vì vậy mà trở nên suy giảm. Bao năm qua, mọi con đường, ngõ ngách, từng hộ dân, từng hội viên, phụ nữ trong xã đều in hằn dấu chân của chị. Và với cương vị thủ lĩnh như chị, đã giúp Hội LHPN xã Thanh An đạt nhiều thành tích và dẫn đầu nhiều năm liền trong 13 cơ sở Hội toàn huyện.
26 năm là quãng thời gian khá dài, bây giờ khi nghĩ lại chị vẫn cảm thấy không hối hận vì đã lựa chọn gắn bó với công tác Hội phụ nữ ở cơ sở, chị cảm thấy mình là người may mắn khi tận mắt chứng kiến những thay đổi, những phương pháp thiết thực ngày càng phù hợp với tình hình thực tế, tận mắt chứng kiến sự phát triển, tiến bộ của Hội phụ nữ ngày một đổi thay. Quãng đường chị đã và đang tiếp tục đi qua tuy lắm vất vả, nhiều gian truân, nhưng động lực lớn nhất trong chị là đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ từ lãnh đạo cấp trên, lãnh đạo địa phương và sự tín nhiệm, đoàn kết của Hội viên, phụ nữ và Nhân dân. Với chị, đảm nhiệm công tác Hội phụ nữ ở cơ sở tuy vất vả, nhưng cũng là nhiệm vụ đáng tự hào, và chị cứ thế lặng lẽ đóng góp cho quê hương, mang lại sự đoàn kết cộng đồng, niềm tin của người dân với Đảng, Nhà nước và tín nhiệm của Hội viên, phụ nữ ở cơ sở./.
Năm 1992, Chị Thu theo gia đình về lập nghiệp tại xã Thanh An, ngày đó, nơi đây là vùng đất cằn cỗi, lại có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn, và gia đình chị cũng không ngoại lệ. Năm 1997, chị bắt đầu bén duyên với công tác Phụ nữ khi được các chị trong ấp tín nhiệm và đề xuất chị làm Chi hội trưởng tại ấp.
26 năm là quãng thời gian khá dài, bây giờ khi nghĩ lại chị vẫn cảm thấy không hối hận vì đã lựa chọn gắn bó với công tác Hội phụ nữ ở cơ sở, chị cảm thấy mình là người may mắn khi tận mắt chứng kiến những thay đổi, những phương pháp thiết thực ngày càng phù hợp với tình hình thực tế, tận mắt chứng kiến sự phát triển, tiến bộ của Hội phụ nữ ngày một đổi thay. Quãng đường chị đã và đang tiếp tục đi qua tuy lắm vất vả, nhiều gian truân, nhưng động lực lớn nhất trong chị là đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ từ lãnh đạo cấp trên, lãnh đạo địa phương và sự tín nhiệm, đoàn kết của Hội viên, phụ nữ và Nhân dân. Với chị, đảm nhiệm công tác Hội phụ nữ ở cơ sở tuy vất vả, nhưng cũng là nhiệm vụ đáng tự hào, và chị cứ thế lặng lẽ đóng góp cho quê hương, mang lại sự đoàn kết cộng đồng, niềm tin của người dân với Đảng, Nhà nước và tín nhiệm của Hội viên, phụ nữ ở cơ sở./.
Tác giả: tinh BP Hoi Phu Nu
Nguồn tin: Hội LHPN huyện Hớn Quản