Mô hình “Hũ gạo tình thương” được Hội LHPN xã Thanh An thành lập và duy trì từ năm 2017 đến nay. Với ý nghĩa và hiệu quả thiết thực, mô hình “Hũ gạo tình thương” xã Thanh An luôn phát huy phương châm “Lá lành đùm lá rách” giúp đỡ gia đình hội viên những lúc khó khăn, hoạn nạn.
Mô hình được thành lập tại 03 chi hội Bù Dinh, Xa Cô, Thuận An, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để hội viên, phụ nữ và Nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của phong trào, đến nay chi hội thu hút 325 thành viên tham gia, điều đặc biệt 325 thành viên này đều là hội viên đồng bào dân tộc S’tiêng.
Theo đó, từ những mảnh ruộng sẵn có tại gia đình, cứ theo thông lệ hàng tháng, mỗi thành viên cùng nhau góp những nắm gạo nhỏ để có những hũ gạo lớn, định kỳ mỗi quý các chị sẽ tổ chức trút gạo một lần để trao số gạo tiết kiệm được giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong chi hội, mô hình đã và đang góp phần giúp nhiều người nghèo ở địa phương giảm bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Từ khi thành lập đến nay, mô hình đã tiết kiệm được 1 tấn, 360kg gạo, giúp đỡ trên 100 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Một hũ gạo nhỏ nhưng tấm lòng lớn, 5 năm trôi qua, những hạt gạo chắt chiu từ tình yêu thương đã giúp đỡ được rất nhiều hoàn cảnh khó khăn. Sự lan toả việc làm ý nghĩa này cũng là cách để phụ nữ trong các chi hội học tập, làm theo lời Bác, phát huy tinh thần tương thân tương ái, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Chị Trần Thị Thiện Thu - Chủ tịch Hội LHPN xã Thanh An chia sẻ: “Những lần trao tặng gạo cho bà con nghèo, thấy niềm vui, niềm hạnh phúc của họ, tôi lại càng thấu hiểu thêm ý nghĩa nhân đạo của mô hình. Mỗi người góp một ít, bà con cùng vận động nhau thực hiện, mong rằng mô hình hũ gạo tình thương sẽ ngày càng phát huy hiệu quả hơn nữa, đồng thời thông qua mô hình, đã mang lại cho chị em phụ nữ tinh thần đoàn kết, chia sẻ yêu thương vì cuộc sống cộng đồng”.
Có thể nói, mô hình “Hũ gạo tình thương” là mô hình hiệu quả, giàu ý nghĩa nhân văn. Từ những nắm gạo nhỏ đã mang lại giá trị lớn lao, qua đó tạo sợi dây gắn kết, sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của chị em phụ nữ dành cho những người khó khăn, neo đơn, chung tay thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn./.
Từ khi thành lập đến nay, mô hình đã tiết kiệm được 1 tấn, 360kg gạo, giúp đỡ trên 100 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Một hũ gạo nhỏ nhưng tấm lòng lớn, 5 năm trôi qua, những hạt gạo chắt chiu từ tình yêu thương đã giúp đỡ được rất nhiều hoàn cảnh khó khăn. Sự lan toả việc làm ý nghĩa này cũng là cách để phụ nữ trong các chi hội học tập, làm theo lời Bác, phát huy tinh thần tương thân tương ái, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Chị Trần Thị Thiện Thu - Chủ tịch Hội LHPN xã Thanh An chia sẻ: “Những lần trao tặng gạo cho bà con nghèo, thấy niềm vui, niềm hạnh phúc của họ, tôi lại càng thấu hiểu thêm ý nghĩa nhân đạo của mô hình. Mỗi người góp một ít, bà con cùng vận động nhau thực hiện, mong rằng mô hình hũ gạo tình thương sẽ ngày càng phát huy hiệu quả hơn nữa, đồng thời thông qua mô hình, đã mang lại cho chị em phụ nữ tinh thần đoàn kết, chia sẻ yêu thương vì cuộc sống cộng đồng”.
Có thể nói, mô hình “Hũ gạo tình thương” là mô hình hiệu quả, giàu ý nghĩa nhân văn. Từ những nắm gạo nhỏ đã mang lại giá trị lớn lao, qua đó tạo sợi dây gắn kết, sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của chị em phụ nữ dành cho những người khó khăn, neo đơn, chung tay thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn./.
Nguồn tin: Hội LHPN huyện Hớn Quản