Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phướchttps://phunubinhphuoc.org.vn/uploads/banner-2023-ok.jpg
Hội LHPN huyện Bù Đăng triển khai mô hình “Trồng lá nhíp dưới tán điều, cà phê, cao su” phù hợp với địa phương giúp chị em phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo
Thứ năm - 22/08/2024 23:47 17
Xã Đồng Nai là xã miền núi, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 68% dân số của xã. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 0,98%, hộ cận nghèo 2,03% trên tổng số hộ toàn xã. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ trọng 85% thu nhập toàn xã. Vì vậy, việc tạo sinh kế ổn định cho bà con luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể xác định là nhiệm vụ song hành vừa để giúp bà con nâng cao thu nhập.
Đời sống của bà con đồng bào dân tộc xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, luôn gắn liền với rừng từ bao đời nay, thế nên, trong mỗi bữa cơm hàng ngày không thể thiếu các loại rau rừng, trong đó phải kể đến nhiều nhất đó là rau lá Nhíp một loại cây rau thường mọc trong tự nhiên. vài năm gần đây, cây điều trên địa bàn luôn mất mùa, rớt giá, sâu bệnh phá hoại nên cuộc sống của bà con nơi đây gặp không ít khó khăn, trong khi đó rau lá Nhíp lại được rất nhiều người ưa thích, thương lái địa phương tìm mua loại rau rừng này ngày càng nhiều để cung ứng cho các nhà hàng dùng để chế biến làm các món ăn đặc sản.
Trong những năm qua, Hội đã phát động xây dựng mô hình “Trồng lá nhíp dưới tán điều, cà phê, cao su” để triển khai cho các hội viên, phụ nữ trong xã, nhất là chị em đồng bào dân tộc thiểu số học tập và làm theo, ban đầu có 12 thành viên, đến nay đã thu hút được 60 thành viên tham gia. mô hình “Trồng lá nhíp dưới tán điều, cà phê, cao su” của Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đồng Nai đã thực sự mở ra một hướng phát triển ổn định cho nhiều chị em Điển hình là chị Điểu Thị Lơi, Hội viên phụ nữ thôn 5 xã Đồng Nai, năm 2017 đã mạnh dạn lấy cây về bắt đầu nhân giống trồng xen cây lá Nhíp trong rẫy điều, cao su và giữ lại những cây rau nhíp mọc trong vườn điều, cao su của gia đình, vừa có nguồn rau sạch để ăn, vừa có thêm thu nhập từ việc bán rau. Quá trình trồng xen dưới tán điều, cao su cây phát triển tươi tốt, rau lá Nhíp đã cho thu hoạch, với giá bán từ 60– 80 nghìn đồng/kg tùy theo thời điểm. Vừa thu hoạch rau gia đình vừa gom rau của chị em trong thôn,trung bình 1 tháng chị cung ứng cho thị trường trên 200kg rau nhíp tuy từng thời điểm vừa hỗ trợ nguồn thu nhập cho chị em trong thôn, từ việc hái rau nhíp hàng năm gia đình chị Lơi có thêm thu nhập gần 40 triệu đồng.
Không riêng gì hộ gia đình chị Lơi, hiện nay đã có rất nhiều chị em thấy rõ lợi ích của việc trồng cây rau Nhíp dưới tán cây điều vừa dễ làm, không vất vả như các loại rau khác, ít sâu bệnh, không thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu chỉ tưới nước, vốn đầu tư ít, lại có thu nhập khá, không ảnh hưởng tới năng suất của cây điều. Cùng với các mô hình sinh kế như: Trồng cà phê, điều, sầu riêng, bơ, cao su,… thì mô hình trồng rau nhíp đã cho thấy đây cũng là một mô hình sinh kế hiệu quả đối với nhiều chị em. Giá bán của rau nhíp luôn cao hơn rất nhiều loại rau truyền thống tại địa phương và được rất nhiều người ưa chuộng bởi vị ngọt và hơi sật sật của rau. Không chỉ chăm sóc cho các gốc rau nhíp lan rộng và ra nhiều lá non mà hiện nay, nhiều chị em ở xã Đồng Nai đã tiến hành tỉa nhánh để đem trồng thêm nhằm nhân rộng vườn rau nhíp. Việc đưa cây rau lá Nhíp vào trồng theo hướng thương phẩm không chỉ giúp tăng thêm nguồn thu nhập, mà còn mở ra hướng đi mới cho đông đảo cho chi em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn trong việc mở rộng sản xuất theo mô hình vườn đa tầng kết hợp giữa cây lâu năm và cây hàng năm, tạo tính ổn định, bền vững trong sản xuất nông nghiệp; góp phần thực hiện hiệu quả CVĐ “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, chương trình xây dựng NTM ở địa phương.
Nghị định số 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức