Vừa qua, Hội LHPN huyện Bù Gia Mập tổ chức truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới cho 200 em học sinh, Hội viên phụ nữ tại Trường TH Đa Kia C xã Đa Kia.
Tại buổi truyền thông, trên 200 em học sinh trường TH Đa Kia C xã Đa Kia được nghe truyền thông trên cơ sở giới với chủ đề "Phòng, chống bạo lực học đường", Tuyên truyền viên Nguyễn Thị Trà Giang – Chuyên viên Đài Truyền thanh huyện trao đổi với hơn 200 học sinh của trường về các hành vi bạo lực học đường; cách kiểm soát cảm xúc, xử lý khi bị bạo lực học đường…
Thông qua chương trình truyền thông, Ban tổ chức kỳ vọng các học sinh nhận thức rõ hơn về các nguy cơ bạo lực học đường có thể gây ra với chính bản thân, bạn bè mình, từ đó, có phương án chủ động phòng, tránh như: Học các kỹ năng về phòng, chống xâm hại bạo lực; tránh xa bạo lực, không gây bạo lực, chủ động báo với thầy cô giáo, cha mẹ khi mình có mối đe dọa gây bạo lực hoặc biết được hiện tượng bạo lực có thể xảy ra đối với các bạn khác.
Thông qua truyền thông với các em học sinh phần nào truyền tải kỹ năng sống thường xuyên cho các học sinh, kịp thời phát hiện nguy cơ bạo lực học đường và ngăn chặn các trường hợp có xích mích trong nhà trường.
Với các gia đình, cần giáo dục con bằng các biện pháp tích cực, không dùng bạo lực, cả về thể chất và tinh thần. Người lớn trong nhà cần làm gương cho con cháu về cách ứng xử, giải quyết mâu thuẫn không dùng bạo lực.
Nhà trường và gia đình cần quan tâm tới tâm lý của con cái, luôn đồng hành cùng con, dành thời gian lắng nghe con trò chuyện, chia sẻ về những vấn về mà con gặp phải để kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ con... giúp các em có các kỹ năng xử lý phòng chống, xây dựng môi trường học đường thân thiện, lành mạnh.
Thông qua chương trình truyền thông, Ban tổ chức kỳ vọng các học sinh nhận thức rõ hơn về các nguy cơ bạo lực học đường có thể gây ra với chính bản thân, bạn bè mình, từ đó, có phương án chủ động phòng, tránh như: Học các kỹ năng về phòng, chống xâm hại bạo lực; tránh xa bạo lực, không gây bạo lực, chủ động báo với thầy cô giáo, cha mẹ khi mình có mối đe dọa gây bạo lực hoặc biết được hiện tượng bạo lực có thể xảy ra đối với các bạn khác.
Thông qua truyền thông với các em học sinh phần nào truyền tải kỹ năng sống thường xuyên cho các học sinh, kịp thời phát hiện nguy cơ bạo lực học đường và ngăn chặn các trường hợp có xích mích trong nhà trường.
Với các gia đình, cần giáo dục con bằng các biện pháp tích cực, không dùng bạo lực, cả về thể chất và tinh thần. Người lớn trong nhà cần làm gương cho con cháu về cách ứng xử, giải quyết mâu thuẫn không dùng bạo lực.
Nhà trường và gia đình cần quan tâm tới tâm lý của con cái, luôn đồng hành cùng con, dành thời gian lắng nghe con trò chuyện, chia sẻ về những vấn về mà con gặp phải để kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ con... giúp các em có các kỹ năng xử lý phòng chống, xây dựng môi trường học đường thân thiện, lành mạnh.
Nguồn tin: Phùng Yến