Thứ tư, 11/09/2024, 16:12

Bại não là gì? Dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

Bại não là bệnh lý tổn thương não không tiến triển biểu hiện chủ yếu bằng các rối loạn vận động, đôi khi đi kèm các rối loạn khác như rối loạn hành vi, giác quan, trí tuệ… Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc bại não chiếm 1.8% tổng số trẻ em, chiếm 31.7% tổng số trẻ tàn tật. 

Bệnh bại não là gì?

Bại não (Cerebral Palsy) là một tổn thương não bộ không tiến triển, gây ra tình trạng đa tàn tật. Bao gồm các rối loạn vận động và tư thế, các rối loạn về thị giác, thính giác, kém hoặc mất khả năng kiểm soát tứ chi. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ mắc bại não ở Việt Nam chiếm 31.7% tổng số trẻ tàn tật, tỷ lệ gặp phải ở bé trai nhiều hơn bé gái. 

Định nghĩa về bệnh bại não
Bại não là tình trạng tổn thương vùng não liên quan đến chức năng vận động

Bại não thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong đó, tỷ lệ ở trẻ sơ sinh là 0.1 - 0.2%. Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này xuất hiện sớm, trước 5 tuổi trong những năm sơ sinh và mẫu giáo. Biểu hiện bệnh rất đa dạng, từ nhẹ đến nặng và bao gồm cả những dạng tê liệt. 

Liệt não là bệnh lý tổn thương hệ thần kinh nghiêm trọng, hầu hết các tổn thương này không có cách nào khắc phục hoàn toàn. Các biện pháp can thiệp, điều trị chủ yếu giúp trẻ tự thực hiện các hoạt động cá nhân cơ bản, hòa nhập với xã hội. 

Các thể bại não thường gặp

Bại não được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên khả năng vận động, khu vực khu khiếm khuyết và mức độ nặng. Trong đó, phân loại bại não theo thể vận động được biết đến phổ biến nhất: 

  • Thể liệt cứng/bại não co giật (Spastic cerebral palsy): Có đến 70 - 80% trường hợp mắc bại não thể này. Đây là tình trạng người bệnh gặp khó khăn trong việc thư giãn cơ bắp khiến cơ bị cứng và co thắt. 
  • Thể tăng động/ loạn động (Dyskinetic Cerebral Palsy): Khoảng 10 - 20% trẻ gặp phải tình trạng này. Đây là tình trạng thay đổi thất thường của trương lực cơ, gây ra các vấn đề trong việc kiểm soát chuyển động. 
  • Thể thất điều/bại não ngẫu nhiên (Ataxic Cerebral Palsy): Có khoảng 5 - 10% trường hợp mắc thể này. Đây là tình trạng trẻ không có khả năng cân bằng và phối hợp chuyển động, gây khó khăn trong chuyển động tinh. 
  • Bại não thể phối hợp: Biểu hiện với nhiều hơn một thể vận động, có thể kết hợp giữa co cứng và loạn trương lực. 

Ngoài ra, có thể phân loại theo khu vực ảnh hưởng:

  • Bại não một bên: Liệt một chi (ảnh hưởng đến tay hoặc chân), liệt nửa người (ảnh hưởng đến nửa bên của cơ thể).
  • Bại não hai bên: Liệt hai chi, liệt ba chi, liệt tứ chi (4 chi đều ảnh hưởng kèm theo đầu, cổ, thân mình…)

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bại não

Bại não được chia thành nhiều thể khác nhau, mỗi thể sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng riêng. Việc nhận biết dấu hiệu theo thể bệnh sẽ giúp phát hiện chính xác vấn đề mà trẻ gặp phải. Trẻ cần được phát hiện biểu hiện bệnh các sớm càng tốt để có biện pháp điều trị, can thiệp kịp thời. 

Dấu hiệu nhận biết bại não ở trẻ
Các dấu hiệu bại não ở trẻ thường xuất hiện từ sớm, ngay từ giai đoạn sơ sinh hoặc mẫu giáo

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị bại não: 

  • Trẻ gặp khó khăn khi bú, nuốt và nói
  • Chảy nhiều nước dãi hoặc khó nuốt
  • Trương lực cơ, cơ quá cứng hoặc quá mềm
  • Thiếu thăng bằng, khả năng phối hợp cơ bắp kém
  • Chuyển động chậm chạp, quằn quại
  • Chậm đạt được mốc kỹ năng vận động như lẫy, ngồi, bò
  • Cứng cơ, phản xạ giữ nguyên (co cứng) hoặc tăng phản xạ quá mức
  • Khó khăn trong việc kiểm soát chuyện động tay hoặc chân
  • Run hoặc cử động không tự chủ
  • Ưu thế một bên cơ thể như vươn bằng một tay hoặc kéo chân khi bò
  • Chậm phát triển lời nói, khó nói
  • Khó khăn khi đi bộ như dáng đi rộng, không đối xứng, dáng đi khom, đi như kéo vật, đi kiễng chân… 
  • Khó khăn khi thực hiện các kỹ năng vận động tinh như nhặt đồ, cài cúc áo
  • Co giật
  • Khó khăn trong học tập

Một số triệu chứng khác:

Bại não có thể ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ cơ thể. Các rối loạn tại não thường không xấu đi theo thời gian, tuổi tác. Tuy nhiên, ở một số trẻ, khi con lớn hơn, các triệu chứng có thể trẻ nên rõ ràng hơn. Trong khi đó, ở một số trẻ lại có tình trạng triệu chứng giảm đi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tình trạng cứng cơ, rút cơ nếu không được điều trị tích cực sẽ ngày càng trầm trọng hơn. 

Nguyên nhân gây bại não ở trẻ

Bại não xảy ra do bất thường hoặc gián đoạn trong quá trình phát triển não bộ. Có nhiều trường hợp không thể xác định được nguyên nhân chính xác. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. 

Nguyên nhân trước sinh

Nguyên nhân trước sinh bao gồm các bất thường về gen hoặc di truyền và các vấn đề về sức khỏe của người mẹ. Các yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh trung ương từ đó gây ra bại não. 
Các nguyên nhân trước sinh gây tổn thương não như:

  • Bất thường về gen hoặc di truyền dẫn đến bất thường trong phát triển não bộ
  • Các vấn đề trong thai kỳ như nhiễm trùng (rubella, cytomegalovirus, toxoplasmosis) 
  • Tiếp xúc độc tố (kim loại nặng, hóa chất) trong thai kỳ
  • Mẹ mắc bệnh lý trong thai kỳ (huyết áp cao, tiểu đường) dẫn đến ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ

Nguyên nhân trong sinh

Tổn thương não bộ đôi khi có thể xuất hiện từ biến chứng trong quá trình sinh. Một số yếu tố có thể gây bại não thường là:
  • Sự cố trong lúc sinh (sinh non, sinh khó) gây thiếu oxy làm tổn thương não của trẻ
  • Các chấn thương trong quá trình sinh như sử dụng máy hút, kìm làm tổn thương đầu và não trẻ sơ sinh
  • Trẻ sinh non, nhẹ cân

Nguyên nhân sau sinh

Trong một số trường hợp, bại não có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau sinh. Chủ yếu có liên quan đến các vấn đề về chấn thương gây tổn thương não hoặc các bệnh lý về não phát triển. Có thể kể đến như:
  • Chấn thương đầu do tai nạn, té ngã dẫn đến chấn thương sọ não gây bại não
  • Nhiễm trùng não liên quan đến các bệnh lý như viêm não, viêm màng não
  • Thiếu oxy não kéo dài do bị ngạt, bị đuối nước…
  • Yếu tố khác như dị tật bẩm sinh, yếu tố môi trường như bạo lực, thiếu tiếp cận dịch vụ y tế… 

Bại não ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?

Bại não ảnh hưởng đến trẻ theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương và khu vực ảnh hưởng. Các khó khăn mà trẻ gặp phải rất đa dạng, bao gồm khó khăn về vật lý, trí tuệ, cảm xúc và xã hội. 

Ảnh hưởng của bại não đến sự phát triển của trẻ
Bệnh gây ra rất nhiều thách thức cho sự phát triển của trẻ

Các ảnh hưởng của liệt não đến trẻ:

  • Ảnh hưởng đến trí tuệ: Khiến trẻ gặp các thách thức về nhận thức và học tập, trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm, chậm nói và các vấn đề về giao tiếp. 
  • Ảnh hưởng vận động: Trẻ gặp khó khăn trong vận động, khó kiểm soát cơ, khó đi lại, cơ co cứng hoặc yếu, khó giữ thăng bằng, điều phối chuyển động, cơ thể phát triển không đồng đều, có các vấn đề về tư thế, cần phải can thiệp. 
  • Ảnh hưởng đến cảm xúc và xã hội: Trẻ chậm nói, khó tương tác xã hội và thiết lập các mối quan hệ với bạn bè, dễ bị cô lập, gây ra các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu
  • Vấn đề sức khỏe thể chất: Dễ mắc bệnh về tim phổi, bệnh xương khớp, loãng xương, suy dinh dưỡng, lão hóa sớm, bất thường cấu trúc xương, bệnh lý về răng miệng
  • Ảnh hưởng đến gia đình: Gia đình cần phải dành nhiều thời gian, công sức cho việc chăm sóc, hỗ trợ trẻ, có thể tạo gánh nặng tâm lý liên quan đến tình trạng lo lắng cho tương lai trẻ.

Biến chứng bại não ở trẻ em

Bại não là bệnh lý phức tạp và nghiêm trọng. Tùy vào mức độ mà bệnh sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển của trẻ. Trường hợp nghiêm trọng, bại não có thể gây ra những biến chứng sau:
  • Co cứng, rút ngắn mô cơ gây biến dạng xương, biến dạng khớp, cong vẹo cột sống, trật khớp
  • Tăng áp lực lên khớp, khiến khớp gặp phải các tổn thương như viêm điểm bám gân, thoái hóa khớp
  • Tăng nguy cơ loãng xương gây loãng xương do mật độ xương thấp, ít vận động, tác dụng phụ của thuốc
  • Rối loạn chức năng bú nuốt gây suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch
  • Nguy cơ mắc bệnh hô hấp, tim mạch do hạn chế vận động, suy dinh dưỡng
  • Lão hóa sớm ở độ tuổi 40 do một số cơ quan không phát triển, trong khi cơ quan khác phải làm việc quá nhiều 
  • Tinh thần không ổn định, dễ mắc trầm cảm 
  • Rối loạn giấc ngủ, hỏng da, tiểu không tự chủ, rối loạn chức năng bàng quang, loét vùng tì đè, đau mãn tính...

Phương pháp chẩn đoán bại não ở trẻ

Bệnh thường được chẩn đoán khi trẻ được 6 - 12 tháng tuổi. Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào kết quả đánh giá khả năng cử động của trẻ. Một số trẻ có trương lực cơ cứng hoặc yếu, cũng có những trẻ trương lực cơ thay đổi thất thường lúc tăng, lúc giảm. 

Các thủ thuật thường được dùng trong chẩn đoán như:

  • Kiểm tra phản xạ, chức năng não và khả năng vận động
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Kiểm tra bất thường khi nuốt
  • Đo điện não đồ (EEG)
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Siêu âm
  • Xét nghiệm máu, trao đổi chất
  • Phân tích dáng đi…

Các phương pháp điều trị bại não ở trẻ 

Đối với trẻ bại não, điều quan trọng là trẻ cần được chẩn đoán kịp thời để cải thiện các rối loạn vận động. Việc can thiệp, điều trị cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Việc điều trị đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều phương pháp và phải được thực hiện ngay sau khi trẻ được chẩn đoán bại não. 

Các phương pháp điều trị có thể kể đến như:

1. Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc điều trị được cân nhắc sử dụng để hạn chế các biến chứng xấu do bại não gây ra. Tùy vào tình trạng của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng loại thuốc điều trị phù hợp như thuốc giãn cơ, thuốc chống co giật…

Một số thuốc thường dùng:

  • Tizanidine
  • Benzodiazepine
  • Botulinum
  • Baclofen…

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có hiệu quả tốt trong việc tối ưu hóa các chức năng vận động, giúp tăng cường hoạt động của các đường dẫn thần kinh trong não. Tùy vào tình trạng, mức độ và thể bại não mắc phải mà bác sĩ sẽ lập kế hoạch phục hồi chức năng phù hợp với trẻ. 
Một số phương pháp vật lý trị liệu cho trẻ bại não:
  • Kéo dãn: Giúp giảm căng cơ, ổn định trương lực cơ, duy trì tầm vận động
  • Các bài tập vận động: Bài tập thăng bằng, điều hợp... giúp kéo giãn cơ, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn, duy trì tầm vận động khớp... 
  • Liệu pháp CIMT: Tăng cường việc sử dụng tay không bị ảnh hưởng bởi bại não, nhằm kích thích và củng cố các đường dẫn thần kinh. 
  • Huấn luyện dáng đi: Hỗ trợ trẻ tập luyện dáng đi, đồng thời điều chỉnh dáng đi bất thường. Các bài tập thường kết hợp với các dụng cụ hỗ trợ như là nẹp chỉnh hình, thanh song song, khung tập đi 

3. Giáo dục đặc biệt

Các phương pháp điều trị hỗ trợ trẻ cần được phối hợp thực hiện để tăng cường hiệu quả điều trị. Trong đó, vật lý trị liệu cần được thực hiện ngay sau chẩn đoán nhằm tăng các kỹ năng vận động của trẻ như ngồi, đi, phòng ngừa sự co kéo biến dạng cơ. 

Ngoài ra, cũng cần sự hỗ trợ của chuyên gia ngôn ngữ và các nhà tâm lý học để giúp trẻ cải thiện khả năng nuốt, kỹ năng giao tiếp và ổn định tâm lý, ngăn ngừa các rối loạn về sức khỏe tâm thần. 

Trẻ bại não cần được trị liệu ngôn ngữ và can thiệp giáo dục đặc biệt để có thể tự thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày. Đặc biệt, với những trẻ bại não thể nhẹ, trẻ cần được huấn luyện các kỹ năng tiền học đường để dễ thích nghi, hòa nhập với môi trường học tập chính thống.  

Khi có con bị bại não, ba mẹ có thể liên hệ với Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam (NHC Academy) để được tư vấn hỗ trợ. NHC Academy là đơn vị hàng đầu tiên phong trong lĩnh vực can thiệp trẻ đặc biệt chuẩn quốc tế tại Việt Nam. 

Can thiệp hỗ trợ trẻ đặc biệt tại NHC Academy
NHC Academy là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực can thiệp trẻ đặc biệt

Trung tâm chuyên can thiệp, cải thiện các vấn đề đặc biệt ở trẻ với phương pháp can thiệp toàn diện, đa dạng, kết hợp linh hoạt giữa khoa học vận động - tâm lý - giáo dục. Tùy vào tình trạng của trẻ mà chuyên gia sẽ xây dựng lộ trình can thiệp phù hợp. Các phương pháp được áp dụng thường là tâm lý trị liệu, âm ngữ trị liệu, khoa học vận động - điều khí dưỡng tâm, giáo dục đặc biệt, giáo dục mầm non tiến bộ… 

NHC Academy được đánh giá cao với nhiều ưu điểm như:

  • Chương trình can thiệp chuyên sâu, toàn diện giúp trẻ phát triển vận động, tâm lý hành vi, ngôn ngữ
  • Cơ sở vật chất hiện đại, không gian được thiết kế khoa học, phù hợp với trẻ em, có đầy đủ giáo cụ, dụng cụ phục vụ nhu cầu học tập
  • Đội ngũ chuyên gia tâm lý, chuyên gia giáo dục, giáo viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, tận tâm, trách nhiệm. 

TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT NHC VIỆT NAM

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật được thực hiện để giúp trẻ thực hiện được những vận động cơ bản, cải thiện tình trạng biến dạng xương, căng cơ. Đôi khi, trong một số trường hợp, nếu biểu hiện co cứng ở trẻ gây đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt dây thần kinh để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. 

Biện pháp phòng ngừa bại não

Hiện nay, bại não vẫn chưa có cách phòng ngừa cụ thể. Các biện pháp phòng tránh chủ yếu liên quan đến việc giảm thiểu các rủi ro có thể gây tổn thương não trong quá trình phát triển của trẻ. Chủ yếu là:

  • Kiểm soát chặt chẽ bệnh lý trong thai kỳ như huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn tự miễn…
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong quá trình mang thai, đặc biệt là axit folic
  • Thường xuyên khám thai để phát hiện và xử lý sớm các vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
  • Tránh hút thuốc, uống rượu, tránh sử dụng chất kích thích, tránh tiếp xúc với độc tố môi trường
  • Chọn phương pháp sinh và cơ sở y tế đáng tin cậy để đảm bảo quá trình sinh được an toàn, thuận lợi
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, tránh rung lắc, đảm bảo tối đa an toàn cho trẻ, tiêm phòng đầy đủ để ngừa bệnh về não và bệnh nhiễm trùng

Bại não là tình trạng tổn thương não bộ không tiến triển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Khi con có các dấu hiệu bất thường cách tốt nhất là ba mẹ nên sớm đưa con thăm khám để được tư vấn và hỗ trợ. 

Có thể bạn quan tâm:

VĂN BẢN MỚI

85/2023/NĐ-CP

Nghị định số 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

Thời gian đăng: 23/05/2024

lượt xem: 254 | lượt tải:51

1437/BTV-TGCS

V/v triển khai công tác tuyên truyền ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10/10) và thực hiện Đề án 06

Thời gian đăng: 27/08/2024

lượt xem: 24 | lượt tải:15

1427/BTV-TGCS

V/v tuyên truyền kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 ngày mất của Người.

Thời gian đăng: 27/08/2024

lượt xem: 21 | lượt tải:22

1426/BTV-TGCS

V/v tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Thời gian đăng: 27/08/2024

lượt xem: 30 | lượt tải:27

1357/BTV-TGCS

V/v ban hành quy chế Quản lý và sử dụng Biểu trưng (logo) của Hội LHPN Việt Nam

Thời gian đăng: 17/07/2024

lượt xem: 92 | lượt tải:51
LỊCH
TÀI LIỆU
VĂN PHONG DIEN TU
CHUYEN DOI SO
HỎI ĐAP
DỤ AN 8
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay5,803
  • Tháng hiện tại69,413
  • Tổng lượt truy cập6,864,194
LIÊN KẾT
BAO VE NEN TANG
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây