Thứ tư, 11/09/2024, 16:58

Dấu hiệu trẻ bại não nhẹ và cách chăm sóc, cải thiện

Bại não là tình trạng mức chức năng não, một khuyết tật thường gặp ở trẻ em. Dựa trên mức độ, bại nào có thể được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, bại não nhẹ là ít nghiêm trọng nhất, các dấu hiệu trẻ bại não nhẹ có thể xuất hiện từ rất sớm nhưng dễ bị bỏ qua. 

Bại não nhẹ là gì?

Bại não là thuật ngữ được dùng để mô tả chung cho tình trạng tổn thương não không tiến triển. Các chức năng thường mất ở trẻ do tổn thương não bộ đa phần là chức năng vận động. Đôi khi, một số chức năng khác có thể bị ảnh hưởng như chức năng ngôn ngữ, khả năng tư duy, trí tuệ…

Khái niệm bại não nhẹ ở trẻ em
Bại não nhẹ là tình trạng mức độ tổn thương chức năng não chưa nghiêm trọng

 Bại não nhẹ là một dạng của bại não, khi mức độ tổn thương chức năng não bộ không quá nghiêm trọng nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động và phát triển của trẻ. Các dấu hiệu của bại não nhẹ có thể không rõ ràng, khó phát hiện ở giai đoạn sớm. 

Tình trạng bại não có thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc trong quá trình sinh hay sau sinh. Tỷ lệ trẻ mắc bại não thể nhẹ chiếm tỷ lệ tương đối cao, nếu được phát hiện, điều trị và can thiệp sớm, trẻ có thể tự thực hiện các hoạt động chăm sóc bản thân và hòa nhập tốt với xã hội. 

Điểm khác biệt giữa bại não nhẹ với các vấn đề tổn thương thần kinh khác chính là triệu chứng bại não không nặng lên theo thời gian. Trong khi đó, các triệu chứng ở các vấn đề tổn thương khác sẽ ngày càng nghiêm trọng. 

Dấu hiệu trẻ bại não nhẹ 

Các triệu chứng bại não ở trẻ có thể rất nhẹ nhàng hoặc cũng có thể rất nặng nề tùy vào vùng tổn thương. Tuy nhiên, triệu chứng sẽ không nặng lên khi trẻ lớn hơn, tình trạng bệnh của trẻ sẽ không tiến triển xấu đi. Thậm chí có thể tốt lên nếu trẻ được điều trị đúng cách. 

Các dấu hiệu nhận biết:

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc phối hợp cử động, duy trì thăng bằng
  • Chậm đạt được mốc phát triển vận động (lẫy, bò, ngồi, đi) hơn so với trẻ khác
  • Có thể đi lại độc lập nhưng thường té ngã, khó khăn trong thực hiện cử động phức tạp 
  • Có biểu hiện co cứng cơ nhẹ, dẫn đến cử động hạn chế, không được tự nhiên
  • Khó khăn trong việc bú, nuốt, nhai thức ăn 
  • Khó khăn trong việc nói, bao gồm phát âm và từ vựng
  • Vận động tinh kém, khó cầm bút, thao tác với đồ vật nhỏ
  • Gặp khó khăn trong một số lĩnh vực học tập đặc biệt
  • Dễ bị kích động, khó điều chỉnh cảm xúc, dễ có hành vi phản ứng quá mức
  • Hạn chế cử động miệng, thường xuyên chảy nước miếng
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung học tập và tiếp thu thông tin
  • Khó kiểm soát hành vi, có thể hiếu động quá mức, khó giữ yên tĩnh
  • Khó kiểm soát hoạt động của tay chân… 

Ảnh hưởng của bại não thể nhẹ

Trẻ bại não thể nhẹ mặc dù mức độ nghiêm trọng không cao nhưng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, từ vận động đến giao tiếp, học tập. 

Ảnh hưởng của bại não nhẹ đến trẻ
Trẻ bại não nhẹ thường gặp khó khăn trong việc đi lại, phối hợp vận động

Các ảnh hưởng của bại não mức độ nhẹ đến trẻ:

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc đi lại, phối hợp các cử động tinh tế
  • Khó khăn trong việc thực hiện vận động tinh như viết, vẽ, xử lý chi tiết nhỏ
  • Chậm phát triển ngôn ngữ, khó phát âm, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội
  • Gặp khó khăn trong việc học tập do vấn đề về sự tập trung, nhận thức và xử lý thông tin
  • Có biểu hiện lo lắng, bất an, cáu kỉnh, khó kiểm soát cảm xúc, dẫn đến khó thích nghi trong các tình huống xã hội
  • Hạn chế trong việc tự chăm sóc bản thân, khó thực hiện các hoạt động cơ bản như mặc quần áo, ăn uống… 

Phương pháp can thiệp, cải thiện bại não nhẹ ở trẻ

Nếu được điều trị kịp thời, đúng cách, phần lớn trẻ bại não có thể cải thiện đáng kể khả năng của mình. Trẻ cần được can thiệp, đặc biệt là phục hồi chức năng càng sớm càng tốt để hỗ trợ phát triển vận động và phòng ngừa biến dạng co rút cơ. 

Để giúp trẻ cải thiện, tốt nhất nên:

1. Điều trị y tế chuyên sâu

Khi con có các biểu hiện bất thường nghi ngờ rối loạn phát triển, bại não, cách tốt nhất là ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra đánh giá kịp thời. Để kết quả đánh giá được khách quan, chính xác, nên thăm khám tại nhiều cơ sở y tế khác nhau. 

Trẻ bại não nhẹ sẽ được điều trị bằng các phương pháp như:

  • Sử dụng thuốc
  • Vật lý trị liệu 
  • Phục hồi chức năng 

Trong đó, vật lý trị liệu phục hồi chức năng cần được tiến hành ngay sau khi trẻ được chẩn đoán mắc bại não. Dựa vào kết quả đánh giá, bác sĩ sẽ hướng dẫn phương pháp can thiệp phù hợp với tình trạng của trẻ.

2. Liệu pháp hỗ trợ

Việc chăm sóc, cải thiện cho trẻ bại não nhẹ cũng cần có sự phối hợp giữa chuyên gia y tế, chuyên gia giáo dục và sự hỗ trợ từ gia đình. Bên cạnh vật lý trị liệu, trẻ cần được hỗ trợ bằng các liệu pháp như:

  • Điện trị liệu: Sử dụng dòng điện để làm giảm hoặc tăng trương lực cơ
  • Tử ngoại trị liệu: Sử dụng tia tử ngoại để nâng cao thể trạng, tăng cường đề kháng
  • Thủy trị liệu: Giúp thư giãn cơ, tăng vận động chủ động, thích hợp với thể bại não co cứng, thất điều, hỗn hợp và thể múa vờn. 
  • Oxy cao áp: Giúp đẩy nhanh quá trình biệt hóa dây thần kinh, hỗ trợ cải thiện hạn chế về ngôn ngữ, vận động. 

3. Giáo dục đặc biệt

Ngoài các phương pháp đã đề cập, có thể hỗ trợ trẻ bại não nhẹ cải thiện bằng các phương pháp như:

  • Trị liệu ngôn ngữ: Hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp từ kỹ năng ngôn ngữ đến phi ngôn ngữ
  • Tâm lý trị liệu: Giúp trẻ điều chỉnh hành vi, hỗ trợ điều chỉnh cảm xúc, phát triển kỹ năng xã hội, xây dựng sự tự tin và khả năng đối phó với thách thức
  • Giáo dục đặc biệt: Chương trình giáo dục được thiết kế đặc biệt để đáp ứng với nhu cầu của trẻ, giúp trẻ tăng cường khả năng học tập. 

Trẻ bại não mức độ nào cũng cần được can thiệp, hỗ trợ càng sớm càng tốt. Khi trẻ mắc bại não mức độ nhẹ, ba mẹ có thể liên hệ với chuyên gia của Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam (NHC Academy) để được tư vấn, hỗ trợ. 

Phương pháp can thiệp cải thiện bại não ở trẻ em
NHC Academy có đội ngũ giáo viên tâm huyết, giàu kinh nghiệm, hết lòng yêu thương trẻ

NHC Academy là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực can thiệp trẻ đặc biệt chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Trẻ đặc biệt nói chung và trẻ bại não nói riêng cần có phương pháp giáo dục chuyên biệt, cá nhân hóa, phù hợp với nhu cầu của trẻ. Trẻ cần được sớm tiếp cận với chương trình giáo dục đặc biệt trước khi học tập tại môi trường học tập chính thống. 

Tại NHC Academy, trẻ bại não sẽ được đánh giá, hỗ trợ bởi chuyên gia tâm lý, chuyên gia giáo dục và các giáo viên đặc biệt giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Dựa vào kết quả đánh giá, chuyên gia sẽ xây dựng chương trình can thiệp phù hợp với tình trạng của trẻ. 

Chương trình can thiệp tại NHC Academy là chương trình toàn diện, chuyên sâu, kết hợp linh hoạt, đa dạng nhiều phương pháp:

  • Âm ngữ trị liệu
  • Tâm lý trị liệu
  • Khoa học vận động - điều khí dưỡng tâm
  • Giáo dục đặc biệt
  • Giáo dục mầm non tiến bộ
  • Khoa học phát triển tiềm năng con người

Trung tâm được đánh giá cao với những ưu điểm vượt trội như:

  • Lộ trình can thiệp được xây dựng theo khả năng của trẻ, liên tục điều chỉnh theo năng lực của trẻ, đảm bảo trẻ tiến bộ tích cực sau can thiệp
  • Đội ngũ chuyên gia, giáo viên được đào tạo chuyên sâu, có chứng chỉ nghề nghiệp rõ ràng, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ
  • Môi trường giáo dục lý tưởng, có đầy đủ các phòng chức năng cần thiết như phòng montessori, phòng thính giác, phòng giác quan… 

TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT NHC VIỆT NAM

Cách chăm sóc trẻ bại não nhẹ 

Đa số trẻ bại não chỉ hạn chế khả năng vận động, không thiếu hụt nghiêm trọng về trí tuệ. Nhiều trẻ có thể phát triển và học tập bình thường. Đối với trẻ bại não, cần chăm sóc giáo dục trẻ đúng cách để giúp trẻ cải thiện giao tiếp, cải thiện các triệu chứng về mặt xã hội. 

Trẻ cần được chăm sóc đúng cách để tăng cường khả năng hồi phục
Trẻ cần được chăm sóc đúng cách về sức khỏe tinh thần lẫn thể chất

Cách chăm sóc, giáo dục trẻ bại não nhẹ như sau:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để tăng cường sức khỏe. Bé cần ăn đủ chất, cân đối các thành phần dinh dưỡng gồm:

  • Chất đạm
  • Đường và tinh bột
  • Chất béo 
  • Vitamin và khoáng chất

Trẻ nên được ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, đa dạng món ăn. Trường hợp trẻ co cứng cơ nhiều, cử động miệng lưỡi khó khăn thì cần được luyện tập các bài tăng cường cơ miệng, sử dụng lưỡi để giảm nguy cơ sặc. 

Chăm sóc vệ sinh cho trẻ 

Đối với trẻ bại não nhẹ, con có thể được dạy cách tự thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân, tự chăm sóc bản thân hàng ngày. Ba mẹ nên tham khảo tư vấn chuyên môn với bác sĩ phục hồi chức năng để biết cách chăm sóc con cho phù hợp. 

Có thể chăm sóc trẻ bằng cách:

  • Lồng ghép việc tắm vào tập luyện phục hồi chức năng để trẻ thư giãn và tăng cường vận động
  • Thiết kế sàn nhà tắm nhám, ít trơn trượt để trẻ được an toàn trong quá trình di chuyển
  • Cho trẻ ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, thường massage bụng để trẻ dễ đi vệ sinh
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng và vận động rèn luyện sức khỏe
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa đông, làm mát cơ thể vào mùa hè để tránh tình trạng trẻ mắc bệnh về hô hấp

Tăng cường giáo tiếp, giáo dục trẻ

Trẻ bại não cũng có nhu cầu giao tiếp, tương tác như trẻ bình thường. Nên tạo một không gian sống an toàn, thân thiện, không kỳ thị, có đủ kích thích để khuyến khích trẻ khám phá và học hỏi. 

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động nghệ thuật, thể thao để tăng cường khả năng vận động, xây dựng lòng tự tin. Dành thời gian tương tác, nói chuyện với trẻ để giúp trẻ phát triển cảm xúc và kỹ năng ngôn ngữ. 

Trẻ bại não nhẹ cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục đúng cách để phát triển. Việc chăm sóc trẻ là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự quan tâm, thấu hiểu, kiên nhẫn của ba mẹ. Trẻ được chăm sóc tốt hoàn toàn có thể tiến triển theo chiều hướng tích cực.

Có thể bạn quan tâm:

VĂN BẢN MỚI

85/2023/NĐ-CP

Nghị định số 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

Thời gian đăng: 23/05/2024

lượt xem: 254 | lượt tải:51

1437/BTV-TGCS

V/v triển khai công tác tuyên truyền ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10/10) và thực hiện Đề án 06

Thời gian đăng: 27/08/2024

lượt xem: 24 | lượt tải:15

1427/BTV-TGCS

V/v tuyên truyền kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 ngày mất của Người.

Thời gian đăng: 27/08/2024

lượt xem: 21 | lượt tải:22

1426/BTV-TGCS

V/v tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Thời gian đăng: 27/08/2024

lượt xem: 30 | lượt tải:27

1357/BTV-TGCS

V/v ban hành quy chế Quản lý và sử dụng Biểu trưng (logo) của Hội LHPN Việt Nam

Thời gian đăng: 17/07/2024

lượt xem: 92 | lượt tải:51
LỊCH
TÀI LIỆU
VĂN PHONG DIEN TU
CHUYEN DOI SO
HỎI ĐAP
DỤ AN 8
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay5,803
  • Tháng hiện tại69,681
  • Tổng lượt truy cập6,864,462
LIÊN KẾT
BAO VE NEN TANG
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây