Thứ tư, 11/09/2024, 15:59

Trẻ nói ngọng: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa

Nói ngọng, phát âm không rõ ràng là tình trạng thường gặp ở trẻ trong độ tuổi học nói. Trẻ nói ngọng là một rối loạn phát âm cần được can thiệp điều chỉnh ở giai đoạn sớm để tránh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ ở trẻ. 

 Trẻ nói ngọng là gì?

Nói ngọng là một rối loạn của đường phát âm, còn gọi là rối loạn phát âm (Speech Disorder). Trẻ gặp phải tình trạng này không tạo được âm vị chuẩn của ngôn ngữ, nhầm lẫn giữa một số âm nhất định, chẳng hạn nói chữ t thành n, nh thành ng… Điều này khiến người nghe khó hiểu, phải mất nhiều thời gian “phiên dịch” mới có thể hiểu được điều trẻ muốn nói. 

Hiểu thế nào về trẻ nói ngọng
Nói ngọng là một rối loạn phát âm thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi

Nói ngọng là một nhóm nhỏ của rối loạn ngôn ngữ, có những trẻ chỉ ngọng khi nói hoặc đọc, tuy nhiên, cũng có những trẻ ngọng cả khi nói lẫn đọc. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở trẻ trong giai đoạn tập nói, là biểu hiện phát triển ngôn ngữ không hoàn thiện ở trẻ dưới 5 tuổi. 

Có 2 loại nói ngọng ở trẻ gồm:

  • Ngọng thực thể: Biến đổi thực thể của bộ máy phát âm hoặc hệ thần kinh trung ương; các bất thường của bộ máy phát âm (hở hàm ếch, liệt môi, liệt lưỡi…); rối loạn về khả năng nghe. 
  • Ngọng cơ năng: Liên quan đến rối loạn phát triển ngôn ngữ, không tìm thấy tổn thương nào trong quá trình hình thành ngôn ngữ. 

Nguyên nhân trẻ nói ngọng

Nguyên nhân ngọng ở người lớn chủ yếu do tổn thương thần kinh trung ương hoặc liên quan đến khả năng nghe của tai. Trong khi đó, nguyên nhân trẻ nói ngọng rất đa dạng, có thể do bệnh lý ảnh hưởng đến đường phát âm, tổn thương thực thể, khiếm khuyết trong quá trình phát triển ngôn ngữ… 

Các nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng có thể kể đến như:

  • Tổn thương thực thể: Các dị dạng đường phát âm, tổn thương miệng, sứt môi hở hàm ếch, ngắn hãm lưỡi… 
  • Khả năng nghe kém: Theo thống kê, cứ 10 trẻ khám về vấn đề nói ngọng thì có 1 trẻ nói ngọng do bị nghe kém. Mức độ nghe ảnh hưởng nhiều đến khả năng phát âm của trẻ. 
  • Trẻ bắt chước: Trẻ học và bắt chước các phát âm sai từ bạn bè, người xung quanh, người thân trong gia đình. Trẻ không được khuyến khích, thiếu tiếp xúc với môi trường ngôn ngữ phong phú gây ra nói ngọng. 
  • Rối loạn ngôn ngữ: Trẻ bị rối loạn phát triển ngôn ngữ, ảnh hưởng đến khả năng học, sử dụng ngôn ngữ hoặc bị các rối loạn thần kinh như động kinh, bại não, rối loạn di truyền. 
  • Ít được giao tiếp, tương tác: Trẻ sống trong môi trường ít giao tiếp, tương tác, ít được tham gia các hoạt động xã hội, gia đình không có kiến thức hoặc không có đủ thời gian trong việc hướng dẫn trẻ phát âm đúng. 
  • Thói quen xấu: Trẻ ngậm ti giả nhiều trong thời gian dài khiến lưỡi có xu hướng thè ra ngoài, khi phát âm lưỡi thường đưa ra ngoài khiến âm bị chệch. Hoặc liên quan đến tình trạng chơi game, xem tivi quá nhiều, cung thính giác không được kích thích dẫn đến rối loạn phát âm.
  • Trẻ mắc bệnh lý: Một số bệnh lý ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ, đáng lẽ những chữ phát âm phải kín nhưng trẻ khó thở, thường há mồm dẫn đến phát âm sai. Các bệnh này thường là viêm VA, bệnh mũi xoang… 

Dấu hiệu nhận biết trẻ nói ngọng 

Tình trạng nói ngọng có thể chỉ ảnh hưởng đến từng âm riêng lẻ (ngọng âm) hoặc từng nhóm âm (ngọng âm tiết), rối loạn âm gió (ngọng âm gió), rối loạn phát âm âm “r” (ngọng âm r màn hầu). Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, toàn bộ các từ ngữ bị trẻ phát âm méo mó, trẻ nói nhiều nhưng không ai hiểu được. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ nói ngọng
Có thể nhận biết trẻ nói ngọng thông qua việc trẻ phát âm không rõ ràng, không tạo được âm chuẩn

Các dấu hiệu nhận biết nói ngọng ở trẻ:

  • Phát âm sai các âm đơn lẻ: Thay thế một âm bằng âm khác (r thành l, th thành t…); bỏ qua một số âm khi phát âm từ hoặc phát ra âm thanh không rõ ràng, biến dạng. 
  • Phát âm sai các âm đôi và âm phức: Khó phát âm đối với âm đôi hoặc âm phức (như tr, ng, nh, ch) hoặc thay thế âm đôi hoặc âm phức bằng các âm đơn giản (như chạy thành cạy)
  • Nói nhanh, không rõ ràng, khó hiểu, nói lắp hoặc dừng lại nhiều lần để cố phát âm cho đúng
  • Thiếu tự tin, ngại ngùng khi giao tiếp với người khác, né tránh khi bị yêu cầu phát âm cho đúng
  • Bối rối, thất vọng, dễ giận dữ khi  bị người lớn, bạn bè yêu cầu lặp lại lời nói hoặc bị nhại lại lời nói
  • Phát âm khác biệt so với trẻ cùng độ tuổi, chậm đạt được mốc phát triển bình thường theo độ tuổi. 

Ảnh hưởng của nói ngọng đến sự phát triển của trẻ

Nhiều ba mẹ rất lo lắng về tình trạng nói ngọng của trẻ và có ý định đưa con đi khám từ sớm. Tuy nhiên, lại nhận được lời khuyên rằng không cần phải đưa đi khám, trẻ sẽ tự hết ngọng khi lớn lên. Thế nhưng, thực tế là, có những trẻ đến 7 - 8 tuổi vẫn chưa hết ngọng, tình trạng này còn ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. 

Các ảnh hưởng của nói ngọng đến trẻ:

  • Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, khó truyền đạt ý tưởng của mình
  • Trẻ tự ti, ngại ngùng khi nói chuyện, dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, kết  bạn
  • Kết quả học tập kém do gặp khó khăn trong việc học đọc, học viết 
  • Trẻ nói ngọng, phát âm sai khó kết bạn, dễ bị bạn bè trêu chọc, cô lập, xa lánh
  • Ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ áp lực stress trong việc phải nói đúng, có thể gây ra các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm
  • Trẻ phát âm không đúng, thành tích kém dẫn đến không có hứng thú học tập, đòi nghỉ học, kháng cự việc đi học
  • Ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ, ảnh hưởng đến kỹ năng học tập, kỹ năng xã hội
  • Khiến trẻ bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển, thể hiện năng lực của bản thân do hạn chế trong học tập và giao tiếp.

Trẻ nói ngọng khi nào cần đi khám?

Trẻ con 2 tuổi ở giai đoạn tập nói nếu nói ngọng là bình thường, không đáng lo lắng. Tuy nhiên, khi trẻ đã được 4 tuổi mà vẫn nói ngọng, chưa sửa được thì cần phải quan tâm, chú ý. Trẻ cần được khám, đánh giá để xác định được nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp. 

Trẻ nói ngọng cần được khám, kiểm tra càng sớm càng tốt
Nói ngọng sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý trẻ khi không được can thiệp, cải thiện sớm

Người lớn không nên chủ quan, xem nói ngọng là quá trình phát triển tự nhiên và bỏ mặc trẻ. Nói ngọng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển ngôn ngữ và tâm lý của trẻ, những bất thường cần được theo dõi để có biện pháp can thiệp, khắc phục kịp thời. 

Trẻ đến 2 tuổi mà ngôn ngữ phát triển không hoàn chỉnh, không nói được từ có 2 tiếng hoặc nói ngọng thì cần được khám, đánh giá. Đặc biệt, trẻ bị ngọng cần được điều trị càng sớm càng tốt, phải can thiệp ngay trước khi trẻ hoàn thiện ngôn ngữ ở độ tuổi từ 4 - 5 tuổi.

Cách khắc phục tình trạng nói ngọng ở trẻ

Làm thế nào để khắc phục tình trạng nói ngọng của trẻ là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Khi con có biểu hiện nói ngọng, tốt nhất chúng ta nên:

1. Can thiệp chuyên nghiệp 

Trẻ nói ngọng cần được khám, đánh giá bởi bác sĩ nhi khoa, bác sĩ tâm lý và nhà ngôn ngữ trị liệu. Việc thăm khám bác sĩ nhi khoa là để loại trừ các vấn đề về sức khỏe thể chất như bệnh lý, bất thường cấu trúc vòm họng (miệng, hàm, lưỡi), vấn đề thính giác… 

Khi đã loại trừ các vấn đề này trẻ cần được đánh giá bởi chuyên gia ngôn ngữ trị liệu, chuyên gia giáo dục để kiểm tra chính xác khả năng ngôn ngữ của trẻ. Trẻ bị ngọng cần có kế hoạch trị liệu ngôn ngữ phù hợp với tình trạng riêng của trẻ. Nếu được can thiệp đúng cách, trẻ sẽ hết nói ngọng và phát triển tốt khả năng ngôn ngữ. 

Khi có con nói ngọng, ba mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện để khám, đánh giá. Ba mẹ cũng có thể liên hệ với Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam (NHC Academy) để được tư vấn hỗ trợ. Trẻ nói ngọng sẽ được kiểm tra, đánh giá, sàng lọc bởi các chuyên gia của NHC Academy để xác định mức độ của vấn đề và phát hiện các vấn đề nghiêm trọng hơn. 

NHC Academy thường thực hiện sàng lọc, đánh giá các vấn đề chậm nói, rối loạn phát âm ở trẻ
NHC Academy thường thực hiện sàng lọc, đánh giá các vấn đề chậm nói, rối loạn phát âm ở trẻ

NHC Academy là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực can thiệp trẻ đặc biệt chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Dựa trên kết quả đánh giá, chuyên gia sẽ xây dựng chương trình can thiệp chuyên sâu, toàn diện, phù hợp với tình trạng của trẻ. 

Các phương pháp can thiệp tại NHC Academy gồm:

  • Âm ngữ trị liệu
  • Tâm lý trị liệu
  • Điều khí dưỡng tâm
  • Giáo dục đặc biệt
  • Giáo dục mầm non tiến bộ

Trẻ nói ngọng vì bất cứ nguyên nhân nào cũng cần được can thiệp cải thiện khả năng phát âm bằng kế hoạch trị liệu ngôn ngữ để giúp trẻ hoàn thiện phát âm, phát triển vốn từ vựng và khả năng giao tiếp để bắt kịp mốc phát triển ngôn ngữ đúng với độ tuổi. 

NHC Academy được đánh giá cao với các ưu điểm như:

  • Chương trình can thiệp toàn diện, chuyên sâu, kết hợp linh hoạt, đa dạng nhiều phương pháp
  • Kế hoạch trị liệu ngôn ngữ được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá, lộ trình riêng phù hợp với tình trạng nói ngọng và khả năng của từng trẻ
  • Cơ sở vật chất hiện đại, không gian sạch sẽ, có đầy đủ các phòng chức năng được trang bị giáo cụ, dụng cụ cần thiết
  • Đội ngũ chuyên gia ngôn ngữ, chuyên gia tâm lý, giáo viên được đào tạo bài bản, chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hết lòng yêu thương trẻ. 

TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT NHC VIỆT NAM

2. Hỗ trợ trẻ tại nhà đúng cách

Trẻ cần được can thiệp, hỗ trợ chuyên nghiệp bởi chuyên gia. Bên cạnh đó, để giúp trẻ cải thiện nhanh chóng tình trạng nói ngọng, ba mẹ có thể hỗ trợ con tại nhà bằng cách:

  • Thực hành và luyện tập: Nên cho trẻ đứng trước gương luyện tập phát âm, dành thời gian hàng ngày để luyện tập cùng con, khuyến khích con phát âm, lặp lại từng âm, từng từ một cách chính xác. 
  • Tạo môi trường giao tiếp phong phú: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động giao tiếp, các nhóm, lớp học, câu lạc bộ và dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe.
  • Sử dụng tài liệu hỗ trợ: Sử dụng các ứng dụng học tập, phát âm trên máy tính, điện thoại, kết hợp các trò chơi luyện phát âm cho trẻ để trẻ phát âm tốt hơn. 
  • Chỉnh sửa phát âm đúng cách: Khi con phát âm sai, hãy sửa lại nhẹ nhàng, tự nhiên, đừng quát mắng nạt nộ, tỏ ra mất kiên nhẫn với trẻ, điều này sẽ khiến trẻ cảm giác tự ti hơn. Đồng thời, hãy luôn khen ngợi, động viên khi trẻ nỗ lực để con được khích lệ tinh thần. 
Cách hỗ trợ trẻ cải thiện nói ngọng tại nhà
Trẻ cần được hỗ trợ luyện tập phát âm tại nhà để cải thiện tình trạng nói ngọng

Trong quá trình hỗ trợ con cải thiện tình trạng nói ngọng, ba mẹ cần tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Thời gian tập ngắn, tốt nhất từ 2 - 3 phút, tập nhiều lần, có thể từ 20 - 30 lần/ngày
  • Dạy trẻ cách phân biệt thế nào là âm đúng, thế nào là âm chưa đúng
  • Sử dụng các âm bổ trợ bằng cách kết hợp những cấu âm trẻ đã biết là đúng, có vị trí cấu âm tương tự với âm luyện để giúp trẻ luyện tập. 

Biện pháp phòng ngừa tình trạng nói ngọng ở trẻ 

Tình trạng nói ngọng ở trẻ có thể phòng ngừa ở giai đoạn sớm, nhất là giai đoạn trẻ học nói bằng cách:

  • Thường xuyên đọc sách, kể chuyện, hát cho trẻ nghe để giúp trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ đúng cách
  • Khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ giao tiếp với người khác bằng cách tham gia hoạt động xã hội, hoạt động nhóm
  • Luyện phát âm cùng trẻ, giúp trẻ quan sát cách di chuyển miệng, lưỡi bằng cách phát âm trước gương
  • Đo thính lực của trẻ sau sinh, kiểm tra thính giác, sức khỏe răng miệng định kỳ để đảm bảo trẻ không gặp vấn đề về thính giác, bất thường về cấu trúc miệng
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các phát âm sai, mẫu mực trong giao tiếp, phát âm với trẻ
  • Không gây áp lực cho trẻ trong quá trình học nói, học phát âm, tích cực khen ngợi, động viên khi trẻ nỗ lực cố gắng

Trẻ nói ngọng là tình trạng thường gặp, rất phổ biến, tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ và tâm lý của trẻ. Khi trẻ có biểu hiện nói ngọng, cách tốt nhất là ba mẹ nên tìm đến bác sĩ, chuyên gia ngôn ngữ để được tư vấn, hỗ trợ. 

Có thể bạn quan tâm:

VĂN BẢN MỚI

85/2023/NĐ-CP

Nghị định số 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

Thời gian đăng: 23/05/2024

lượt xem: 254 | lượt tải:51

1437/BTV-TGCS

V/v triển khai công tác tuyên truyền ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10/10) và thực hiện Đề án 06

Thời gian đăng: 27/08/2024

lượt xem: 24 | lượt tải:15

1427/BTV-TGCS

V/v tuyên truyền kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 ngày mất của Người.

Thời gian đăng: 27/08/2024

lượt xem: 21 | lượt tải:22

1426/BTV-TGCS

V/v tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Thời gian đăng: 27/08/2024

lượt xem: 30 | lượt tải:27

1357/BTV-TGCS

V/v ban hành quy chế Quản lý và sử dụng Biểu trưng (logo) của Hội LHPN Việt Nam

Thời gian đăng: 17/07/2024

lượt xem: 92 | lượt tải:51
LỊCH
TÀI LIỆU
VĂN PHONG DIEN TU
CHUYEN DOI SO
HỎI ĐAP
DỤ AN 8
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay5,803
  • Tháng hiện tại69,342
  • Tổng lượt truy cập6,864,123
LIÊN KẾT
BAO VE NEN TANG
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây