Chị Phạm Thị Anh, sinh năm 1958, là hội viên phụ nữ ấp Điện Ảnh, xã Phước Thiện. Sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn (chị sinh ra tại Bình Long, còn chồng là Việt Kiều Campuchia), chị lập gia đình, hai vợ chồng với hai bàn tay trắng, không có việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh, chủ yếu dựa vào vụ mùa trồng lúa, trồng mì và làm thuê.
Trong điều kiện khó khăn là như vậy, nhưng với bản tính cần cù chịu thương, chịu khó, không khuất phục hoàn cảnh cùng sự động viên, chia sẻ của chồng chị là Em Sinh, chị luôn đau đáu trong mình phải làm gì để nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình, nuôi dạy các con nên người.
Năm 2020 với sự quan tâm, hỗ trợ của Chi hội phụ nữ ấp Điện Ảnh, xã Phước Thiện và Ban điều hành ấp, chị Anh đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua nguồn ủy thác của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã để đầu tư vào chăn nuôi dê và một số loại gia cầm. Bước đầu do chưa có kinh nghiệm nên việc chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, chưa đạt hiệu quả cao. Qua quá trình tìm hiểu và đăng ký tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng về kiến thức chăn nuôi do Hội phụ nữ phối hợp với các ngành liên quan như UBND xã, khuyến nông… tổ chức và tham khảo kiến thức chăn nuôi trên báo, đài, kinh nghiệm từ các chị em trong chi hội kết hợp với áp dụng khoa học kỹ thuật, từ đó việc chăn nuôi của gia đình chị có nhiều thuận lợi hơn. Với số vốn đầu tư ban đầu 50 triệu đồng (đầu tư chuồng trại, con giống và thức ăn), đến nay tổng đàn dê của gia đình chị lên đến 15 con, 200 con gà và 100 con vịt...
Trong điều kiện khó khăn là như vậy, nhưng với bản tính cần cù chịu thương, chịu khó, không khuất phục hoàn cảnh cùng sự động viên, chia sẻ của chồng chị là Em Sinh, chị luôn đau đáu trong mình phải làm gì để nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình, nuôi dạy các con nên người.
Năm 2020 với sự quan tâm, hỗ trợ của Chi hội phụ nữ ấp Điện Ảnh, xã Phước Thiện và Ban điều hành ấp, chị Anh đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua nguồn ủy thác của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã để đầu tư vào chăn nuôi dê và một số loại gia cầm. Bước đầu do chưa có kinh nghiệm nên việc chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, chưa đạt hiệu quả cao. Qua quá trình tìm hiểu và đăng ký tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng về kiến thức chăn nuôi do Hội phụ nữ phối hợp với các ngành liên quan như UBND xã, khuyến nông… tổ chức và tham khảo kiến thức chăn nuôi trên báo, đài, kinh nghiệm từ các chị em trong chi hội kết hợp với áp dụng khoa học kỹ thuật, từ đó việc chăn nuôi của gia đình chị có nhiều thuận lợi hơn. Với số vốn đầu tư ban đầu 50 triệu đồng (đầu tư chuồng trại, con giống và thức ăn), đến nay tổng đàn dê của gia đình chị lên đến 15 con, 200 con gà và 100 con vịt...
Có thể nói, từ một gia đình có thu nhập bấp bênh, đến nay gia đình chị Phạm Thị Anh đã có nguồn thu ổn định dựa vào chăn nuôi, với mức thu nhập trung bình hằng tháng là khoảng 5,2 triệu đồng. Dù so với nhiều gia đình không đáng là bao, nhưng với một gia đình khu vực nông thôn, biên giới thì thu nhập đó là một sự cố gắng lớn của hai vợ chồng chị qua bao khó khăn, đề từng bước đưa kinh tế gia đình ngày một phát triển và vươn lên thoát nghèo, dần ổn định cuộc sống.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, chị còn hướng dẫn cho hội viên phụ nữ trong chi hội về kỹ thuật chăm sóc vật nuôi để cùng nhau phát triển kinh tế; nhiệt tình tham gia công tác Hội phụ nữ và sẵn sàng giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần cho những gia đình hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn, đồng thời động viên người thân trong gia đình tích cực tham gia các phong trào do địa phương phát động. Chị xứng đáng là điển hình vượt khó, làm kinh tế giỏi để nhiều chị em học tập, vươn lên thoát nghèo và xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc trên địa bàn huyện.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, chị còn hướng dẫn cho hội viên phụ nữ trong chi hội về kỹ thuật chăm sóc vật nuôi để cùng nhau phát triển kinh tế; nhiệt tình tham gia công tác Hội phụ nữ và sẵn sàng giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần cho những gia đình hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn, đồng thời động viên người thân trong gia đình tích cực tham gia các phong trào do địa phương phát động. Chị xứng đáng là điển hình vượt khó, làm kinh tế giỏi để nhiều chị em học tập, vươn lên thoát nghèo và xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc trên địa bàn huyện.
Nguồn tin: Hội LHPN Huyện Bù Đốp