Thứ bảy, 18/05/2024, 14:58

Chính sách pháp luật mới có hiệu lực từ tháng 8/2018

Hàng loạt chính sách pháp luật mới như: Bỏ quy định trẻ dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế; Tăng mức trợ cấp cho người có công; Điều chỉnh mức trợ cấp với cán bộ xã đã nghỉ việc; Thêm nhiều hỗ trợ với công chức, viên chức tại Hà Nội; Cấm ngân hàng mua trái phiếu để cơ cấu nợ cho doanh nghiệp; Chế độ ưu tiên Luồng Xanh trong cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Phát hiện tôm bơm tạp chất phải lập biên bản tại chỗ; Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp;… là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2018.
1. Bỏ quy định trẻ dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế
Ngày 06/06/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, có hiệu lực từ ngày 01/08/2018.
Nghị định này đã bỏ quy định học sinh Việt Nam dưới 05 tuổi không được học các chương trình đào tạo nước ngoài trước đây. Thay vào đó, Nghị định này chỉ yêu cầu số học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh.
Cũng theo Nghị định này, thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không dài hơn thời hạn thuê đất.
Trong khi đó, thời hạn hoạt động của liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài không quá 05 năm, kể từ ngày phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm và không quá thời hạn thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết.
2. Tăng mức trợ cấp cho người có công
 Nghị định số 99/2018/NĐ-CP ngày 12/7/2018 của Chính phủ  quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, có hiệu lực từ 27/8/2018.
Tăng mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ 1.417.000 đồng lên 1.515.000 đồng.
Với thay đổi trên, mức trợ cấp ưu đãi hàng tháng của người có công với cách mạng được điều chỉnh như sau: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 thuộc diện thoát ly được tăng 110.000 đồng, diện không thoát ly tăng 186.000 đồng.
Trợ cấp tiền tuất với thân nhân của một liệt sĩ là: 1.515.000 đồng mỗi tháng (tăng 98.000 đồng); trợ cấp tiền tuất với thân nhân của ba liệt sĩ trở lên là: 4.545.000 đồng mỗi tháng (tăng 294.000 đồng).
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến hưởng trợ cấp 1.270.000 đồng mỗi tháng (tăng 82.000 đồng); Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hưởng phụ cấp 760.000 đồng mỗi tháng (tăng 49.000 đồng).
3. Điều chỉnh mức trợ cấp với cán bộ xã đã nghỉ việc
Theo Thông tư số 08/2018/TT-BNV của Bộ Nội vụ, từ 01/07/2018, điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng với cán bộ xã già yếu nghỉ việc.
Cụ thể, mức trợ cấp hàng tháng từ 01/07/2018 của đối tượng nêu trên = Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6/2018 x 1,0692.
Như vậy, mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã là 1.974.000 đồng/tháng; đối với Phó bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký UBND, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 1.910.000 đồng/tháng.
Các chức danh còn lại được hưởng trợ cấp 1.768.000 đồng/tháng.
Thông tư này ban hành ngày 28/06/2018, có hiệu lực từ ngày 15/8/2018.
4. Thêm nhiều hỗ trợ với công chức, viên chức tại Hà Nội
Nghị quyết số 04/2018/NQ - HĐNT có hiệu lực từ 01/8/2018 đến hết ngày 31/12/2020 quy định về việc ban hành nội dung, mức chi đặc thù thuộc thẩm quyền của HĐND TP Hà Nội. Theo nghị quyết công chức, viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin tại Hà Nội sẽ được hỗ trợ 2.780.000 đồng/người/tháng nếu có trình độ đại học trở lên hoặc 2.085.000 đồng/người/tháng nếu có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
Nghị quyết cũng quy định sẽ chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ bị thương, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) là 2.000.000 đồng/người. Chi hỗ trợ ban đầu cho gia đình cán bộ hy sinh đang làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT là 5.000.000 đồng/người; chi hoạt động kiểm tra, giám sát về TTATGT là 100.000 đồng/người/ca (04 giờ trở lên); chi bồi dưỡng cán bộ Thanh tra giao thông 1.000.000 đồng/người/tháng; bồi dưỡng thành viên của Ban An toàn giao thông Thành phố 700.000 đồng/người/tháng…
5. Cấm ngân hàng mua trái phiếu để cơ cấu nợ cho doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 15/2018/TT-NHNN ngày 18/06/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2016/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 2/8/2018..
Đáng chú ý, Thông tư quy định các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời, bãi bỏ quy định về các loại trái phiếu doanh nghiệp được mua.
Cũng theo Thông tư này, quy định nội bộ về mua trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có thêm tối thiểu các nội dung sau:
- Quy định kiểm soát nội bộ hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu phát hành với mục đích thực hiện các dự án, dự án thuộc các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…;
- Quy định cụ thể về các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và chính sách tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực này.
6. Chế độ ưu tiên Luồng Xanh trong cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Thông tư 15/2018/TT-BCT về việc phân luồng trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi đã được Bộ Công Thương ban hành ngày 29/06/2018, có hiệu lực từ ngày 15/08/2018.
Chế độ ưu tiên Luồng Xanh trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi áp dụng với thương nhân là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín hoặc được Bộ Tài chính công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.
Chế độ Luồng Xanh cũng được áp dụng đối với thương nhân đáp ứng các điều kiện sau đây: Không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất trước thời điểm đề nghị xét duyệt chế độ Luồng Xanh; Có hệ thống lưu trữ hồ sơ (hồ sơ giấy và điện tử) đầy đủ đảm bảo chứng minh tính xác thực của C/O và xuất xứ hàng hóa trong thời hạn lưu trữ; Thực hiện quy trình khai báo C/O điện tử qua www.ecosys.gov.vn và có tần suất đề nghị cấp ít nhất 30 bộ C/O ưu đãi/năm.
7. Phát hiện tôm bơm tạp chất phải lập biên bản tại chỗ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 07/2018/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm. Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 24/8/2018.
Theo đó, trường hợp tổ chức kiểm tra theo Đoàn, khi phát hiện vi phạm về tạp chất hoặc kết quả kiểm tra tại chỗ kết luận lô tôm có tạp chất, Trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền. Đồng thời, niêm phong tang vật phương tiện vi phạm hành chính. Niêm phong phải có dấu treo của Cơ quan kiểm tra, chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và chữ ký của đại diện Cơ sở. 
Việc niêm phong phải được lập thành biên bản. Trong trường hợp không có chữ ký của đại diện cơ sở, niêm phong phải có chữ ký của người chứng kiến hoặc chữ ký của tất cả các thành viên trong đoàn và ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký niêm phong, biên bản”.
Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra để ban hành quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi niêm phong.
Trường hợp kiểm tra viên được phân công kiểm tra độc lập, khi phát hiện vi phạm về tạp chất hoặc kết quả kiểm tra tại chỗ kết luận lô tôm có tập chất thì phải lập biên bản; báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra để có biện pháp xử lý phù hợp.
8. Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp
Ngày 21/06/2018, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư 09/2018/TT-BTP quy định Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình.
Trong đó, các tiêu chí chung để xác định vụ việc tham gia tố tụng như sau:
- Thực hiện trợ giúp pháp lý trong vụ việc được dư luận quan tâm, nhiều cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin;
- Vụ việc mà quan điểm người thực hiện trợ giúp pháp lý khác với một trong các cơ quan tiến hành tố tụng và được chấp nhận theo hướng có lợi cho người được trợ giúp pháp lý tại bản án, quyết định tố tụng;
- Trợ giúp pháp lý trong vụ việc có nhiều tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau hoặc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều ý kiến khác nhau hoặc vụ việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau;
- Trợ giúp pháp lý trong vụ việc có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 21/08/2018.
 

Nguồn tin: phunubinhphuoc.org.vn

VĂN BẢN MỚI

197/KH-BTV

Hưởng ứng, tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn tỉnh Bình Phước lần thứ Tư năm 2024

Thời gian đăng: 12/05/2024

lượt xem: 16 | lượt tải:6

1093/BTV-TGCS

V/v tuyên truyền kỷ niệm 120 năm sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng (02/4/1904 – 02/4/2024)

Thời gian đăng: 06/03/2024

lượt xem: 102 | lượt tải:54

1058/BTV-TGCS

V/v tuyên truyền kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng

Thời gian đăng: 05/02/2024

lượt xem: 123 | lượt tải:67

176/KH-BTV

Kế hoạch phát động thi đua năm 2024

Thời gian đăng: 05/02/2024

lượt xem: 205 | lượt tải:86

171/KH-BTV

Kế hoạch hưởng ứng cuộc thi sáng tác về phụ nữ/Người mẹ Việt Nam

Thời gian đăng: 05/02/2024

lượt xem: 104 | lượt tải:35
LỊCH
TÀI LIỆU
VĂN PHONG DIEN TU
CHUYEN DOI SO
HỎI ĐAP
DỤ AN 8
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay4,740
  • Tháng hiện tại88,706
  • Tổng lượt truy cập6,239,546
LIÊN KẾT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây